[Book Review] Người máy có mơ về cừu điện không? — Philip K. Dick

Tâm Lê
2 min readMay 1, 2021

--

Vietnamese Version

Nếu đây là lần đầu bạn đọc thể loại sci-fi thì cuốn này hơi khó đọc. Còn nếu bạn là fan thể loại sci-fi thì xin chúc mừng, cuốn tiểu thuyết này sẽ không làm bạn thất vọng bởi World-building hay, những cú twist đủ mạnh để thi thoảng ta tự vấn chính mình về những bài kiểm tra thấu cảm. Trên tất cả là ý nghĩa của hiện thực, ý nghĩa của cuộc sống sẽ được tìm thấy trong quá trình tìm kiếm.

Cũng không quá khó khi nhận ra nửa đầu cuốn sách tác gỉa đã sử dụng chất kích thích khi sáng tác. Philip K. Dick đã xây dựng được một thế giới nơi con người tìm kiếm sự hòa cảm tôn giáo trong một cái hộp điện tử gần giống như thực tế ảo, một thế giới mà lên thiên đường có nghĩa là lên Sao Hỏa, cái thế giới khi mà những gì phân biệt sự thượng đẳng của Người và sự hạ đẳng của Máy chỉ còn là một cái cớ vô lí. Nó khiến ta phải trăn trở với câu hỏi “liệu con người có còn tin tưởng lẫn nhau sau khi thế giới — cái hiện thực của họ đã sụp đổ”.

Điểm trừ của cuốn sách đối với mình là cách giải quyết khá vội ở nửa sau (chắc do hết thuốc) tỉ dụ: cách mà những người máy Nexus-6 cuối cùng, chiến đấu chống lại Rick Deckard không ép phê. Những nhân vật bị bỏ lửng: tên não gà Isidore, gã người máy săn tiền thưởng Phil Resch.

Tổng thể, mình sẽ cho 4/5 điểm cho cuốn này. Vì theo mình, đã là năm 2020 rồi nhưng những triết lý mà tác gỉa đưa ra trong một cuốn tiểu thuyết năm 1968 vẫn còn tính thời đại rất nhiều. Đặc biệt là xu hướng sử dụng AI gần đây. Bởi, đừng nói thế giới quan của Máy chỉ là một vùng lập trình ảo tưởng, bởi có khi đến cả thế giới quan của con người cũng được bồi đắp bởi toàn ảo tưởng. Như ở đoạn cuối cùng, Rick nói: “Mercer không giả. Trừ phi hiện thực đều là giả.”

--

--