[Book review] Nghệ thuật bài trí của người Nhật

Tâm Lê
3 min readNov 4, 2017

--

Mình là đứa cuồng dọn dẹp, đặc biệt là mỗi lúc bị stress hoặc deadline dí sát tận đít. Toilet và nhà bếp là nơi mình thích kì cọ và dọn dẹp nhất. Bởi thế mà mình tìm được 1 định nghĩa về “dọn dẹp” phù hợp với cách dọn dẹp của mình như sau: “dọn dẹp là một chuỗi các hành động đơn giản, trong đó các vật thể được di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Nó liên quan đến việc đặt vật thể vào đúng chỗ của nó

Source: Adayroi

Bởi vậy mà cuốn sách này — “Nghệ thuật bài trí của người Nhật” có cái tiêu đề đầy tính lừa đảo. Nó làm mình hình dung đến kiểu trang trí nội thất, hầm bà lằng mấy thứ cao siêu và chả thiết tha gì trong việc đọc nó. Thiệt ra, nội dung của nó đơn giản là người Phụ nữ Nhật Bản viết về cách làm sao để mọi thứ được gọn gàng và ngăn nắp hơn, cùng với đức tin về đồ vật của cô.

Phần đầu cuốn sách, cô Mari chỉ cho bạn cách quẳng quần áo và chỉ giữ lại những thứ thực sự cần thiết và khiến mình cảm thấy hạnh phúc. Thứ tự các bước như sau:

+ Bước 1: Tập hợp tất cả đồ đạc trong nhà
+ Bước 2: Nhìn vào tất cả các món đồ
+ Bước 3: Cầm lần lượt từng món đồ và cảm nhận xem chúng có mang lại cho bạn niềm vui.
+ Bước 4: Nếu có, giữ lại. Nếu không, vứt đi.

Bạn có thể xem clip hướng dẫn cách vứt bỏ đồ của cô ấy tại đây

Tiếp theo cuốn sách nói về niềm tin và tình cảm với đồ đạc. Cô cho rằng: đồ đạc cũng cần được đối xử tử tế: không nên buộc chặt những đôi tất trước khi cất, nên gập quần áo lại sẽ tốt hơn rất nhiều là treo nó lên, mọi thứ nên được sắp xếp theo chiều thẳng đứng , không nên sắp xếp để chồng lên nhau… Cái này thì cô tin thôi chứ mình thì không tin lắm.

Phần tiếp theo nữa thì là cách thức dọn dẹp, mình đã tổng hợp thành album ảnh phía dưới, bạn kéo để đọc thêm nhen. (Đây là cuốn sách mà mình đã chọn làm chủ đề cho buổi sharing trong công ty nên sẵn lấy tư liệu cũ)
Phần cuối của cuốn sách kể về việc cô luôn chào hỏi và nói chuyện với ngôi nhà của khách hàng khi lần đầu tiên đến. Cô muốn xin phép ngôi nhà để được dọn dẹp và mong ngôi nhà giúp đỡ. Điều này giống như nghi thức Shinto (đạo Shinto hay còn gọi là Thần đạo, tôn giáo truyền thống của Nhật Bản). Chắc giống kiểu thờ tổ nghề của Việt Nam. Cái này mình cũng không tin lắm.

Soucre: Book Exchange

Tóm lại, cuốn sách này sẽ vô cùng thích hợp cho bạn không thích dọn dẹp thường xuyên hoặc các anh em theo chủ nghĩa tối giản. Bạn có thể đọc thêm cuốn sách “lối sống tối giản của người Nhật” của một tác giả nam — Sasaki Fumio và tìm hiểu thêm các tài liệu về lối sống tối giản. Link ở bên dưới nhen:

1. Konamari Method
2. The Life-Changing Magic of Tidying Up
3. Packing Party

--

--